Biến chứng hội chứng ly giải u sau khi điều trị ung thư
Bài viết này nhà thuốc Hapu gửi đến bạn đọc thông tin đầy đủ nhất về Biến chứng hội chứng ly giải u sau khi điều trị ung thư? Biến chứng hội chứng ly giải u có thể xảy ra cấp tính hoặc sau điều trị một khoảng thời gian dài. Tính gây hại của ly giải u có thể liên quan đến thuốc điều trị ung thư hoặc từ đáp ứng của khối u với điều trị. Hội chứng ly giải u thường gặp phổ biến nhất ở bệnh nhân u lympho non-hodgkin hoặc bệnh bạch cầu cấp, tuy nhiên không loại trừ khả năng xảy ra ở bất kỳ ung thư nào có tiến triển nhanh.
1. Hội chứng ly giải u là gì?
Hội chứng ly giải u là biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra trong giai đoạn đầu khi điều trị ung thư do sự phóng thích tự phát các ion nội bào và các chất chuyển hóa từ các tế bào ác tính trước hoặc sau khi khởi phát điều trị độc tế bào. Cụ thể hơn, khi các tế bào ung thư chết đi và vỡ ra, chúng giải phóng các chất vào máu gồm kali, photpho và axit nucleic. Chính vì nồng độ cao của các chất này mà có thể gây ra những biến đổi về chuyển hóa gây hại cho tim, thận, gan và các cơ quan khác, thậm chí dẫn đến tử vong.
Một số bệnh nhân mắc các loại ung thư như u lympho Burkitt, bạch cầu cấp dòng lympho, bạch cầu cấp dòng tủy, hoặc có các yếu tố nguy cơ khác cần được theo dõi chặt chẽ trong giai đoạn đầu điều trị. Các phương pháp điều trị dự phòng có thể là truyền dịch tĩnh mạch và các loại thuốc như rasburicase, allopurinol để kiểm soát sự gia tăng acid uric, anthanum hoặc nhôm hydroxide để kiểm soát sự gia tăng photpho.
2. Các biểu hiện của hội chứng ly giải u
Các triệu chứng trong hội chứng ly giải u đều là kết quả của quá trình mất cân bằng chuyển hóa trong cơ thể. Những biểu hiện có thể xảy ra ở bệnh nhân gồm có:
- Buồn nôn, nôn
- Tiêu chảy
- Ăn không ngon
- Co giật
- Thay đổi nhịp tim
- Chuột rút hoặc co thắt cơ
- Ngất xỉu
- Mệt mỏi, li bì
- Giữ nước, sưng nề hoặc phù
Tuy nhiên, các triệu chứng này cũng có thể tìm thấy do tác dụng phụ của hóa trị liệu ở bệnh nhân hoặc một số nguyên nhân khác. Bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ sau cũng dễ dẫn tới hội chứng ly giải u:
- Ung thư loại bạch cầu cấp
- Ung thư tiến triển nhanh
- Ung thư đáp ứng nhanh với hóa trị
- Khối u lớn
- Ung thư giai đoạn tiến triển
- Gánh nặng ung thư lớn
Ở những bệnh nhân có nồng độ acid uric hay photphat cao sẵn có hoặc chức năng thận kém, huyết áp thấp cũng là yếu tố góp phần dẫn tới hội chứng ly giải u
3. Điều trị hội chứng ly giải u như thế nào?
Phòng ngừa chính là cách tốt nhất để điều trị hội chứng ly giải u. Các biện pháp phòng ngừa gồm có:
- Truyền dịch đẳng trương bằng NaCl 0,9% hoặc Ringerlactat 2-3 lít/ngày nhằm mục tiêu duy trì lượng nước tiểu khoảng 80-100ml/giờ
- Sử dụng lợi tiểu Furosemid 20mg tiêm tĩnh mạch
- Giảm acid uric máu bằng cách sử dụng Rasburicase, Allopurinol 300 mg uống 2-3 viên/ngày. Tuy nhiên, cũng cần căn cứ vào mức độ nguy cơ để quyết định sử dụng thuốc giảm acid uric máu như nhóm bệnh nhân nguy cơ cao thì nên ưu tiên sử dụng Rasburicase cho cả người lớn và trẻ em.
- Tiêm canxi clorid 0,5g: 1-2 ống tĩnh mạch, truyền natri cacbonat tĩnh mạch. Có thể nhắc lại liều khi có hiện tượng tăng kali và hạ canxi máu cho đến khi kali máu về bình thường và không có dấu hiệu điện tim.
- Khi điều trị nội khoa thất bại có thể tiến hành lọc máu ngoài thận
Để hạn chế những biến chứng về hội chứng ly giải u khi điều trị ung thư, bệnh nhân nên chủ động khám sức khỏe định kỳ và tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn trong việc điều trị bệnh để nhằm mang lại kết quả tốt.
Bài viết Biến chứng hội chứng ly giải u sau khi điều trị ung thư đã xuất hiện đầu tiên vào ngày NHÀ THUỐC HAPU.
from NHÀ THUỐC HAPU https://ift.tt/TNDM8np
via IFTTT
Nhận xét
Đăng nhận xét