Sàng lọc ung thư đại trực tràng (UTDTT)
Mục đích đầu tiên của sàng lọc ung thư đại trực tràng (UTDTT) là để tránh tử vong do UTDTT. Các test sàng lọc có thể giúp cho việc tìm ra UT ở giai đoạn sớm và giai đoạn có thể cứu chữa được. Việc sàng lọc cũng giúp phòng tránh được ung thư bằng việc tìm ra và xác định các tổn thương tiền ung thư và điều trị loại bỏ những tổn thương này trước khi chúng tiến triển thành ác tính.
Người lớn nên tiến hành sàng lọc ung thư bắt đầu ở tuổi 50 hoặc sớm hơn tùy thuộc vào yếu tố nguy cơ của họ. Có một số test dùng để sàng lọc, mỗi test đều có mặt thuận lợi và không thuận lợi. Test phù hợp nhất lựa chọn dựa trên biểu hiện của bệnh nhân và yếu tố nguy cơ xuất hiện UTĐTT của họ.
1. Tại sao cần sàng lọc ung thư đại trực tràng (UTDTT)
Phần lớn UTĐTT phát triển từ polyp tiền ung thư. Các polyp phát triển từ lớp niêm mạc đại tràng. Polyp có thể được xác định bằng nội soi ( nội soi đại tràng or nội soi sigma), hoặc CT colonography. Và có thể tiến hành sàng lọc đơn giản ban đầu bằng xét nghiệm phân.
Có 02 types polyp thường gặp nhất được xác định là polyp tuyến và polyp tăng sản. polyp tuyến có thể phát triển thành ung thư. Phần lớn các trường hợp, quá trình polyp tiến triển thành ung thư mất ít nhất 10 năm.
Các xét nghiệm sàng lọc UTĐTT có thể xác định polyp và tổn thương ung thư. Nếu polyp được tìm thấy sẽ được cắt bỏ để ngăn ngừa sự phát triển thành ung thư. Việc sàng lọc đều đặn và loại bỏ polyp làm giảm nguy cơ UTĐTT (tới 90% đối với nội soi đại tràng).
Tương tự như vậy, nếu tổn thương ung thư được tìm thấy, nó có thể được điều trị khỏi nếu ở giai đoạn sớm. Chẩn đoán sớm ung thư làm tăng cơ hội điều trị thành công và giảm tỷ lệ tử vong do ung thư.
Phần lớn ung thư đại trực tràng đều phát triển từ polyp tiền ung thư
2. Các yếu tố nguy cơ của ung thư đại trực tràng (UTDTT)
Nguy cơ của UTĐTT tăng lên ở người cao tuổi, và phần lớn UTĐTT xảy ra ở người trên 50 tuổi. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo sàng lọc cho mọi người từ độ tuổi 50, thậm chí cả những người không có yếu tố nguy cơ. Một số người có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc UTĐTT, được khuyến cáo bắt đầu sàng lọc sớm hơn.
3. Các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng tới khuyến cáo sàng lọc
Một vài bệnh lý làm tăng có ý nghĩa nguy cơ mắc UTĐTT. Những người có những yếu tố này được khuyến cáo sàng lọc sớm hơn những người có nguy cơ trung bình.
3.1 Hội chứng gen gia đình
Polyp tuyến gia đình (Familial adenomatous polyposis – FAP) – FAP là bệnh di truyền không phổ biến. Người bị bệnh này có hàng trăm (hoặc nhiều hơn) polyp phát triển trong lòng đại tràng từ tuổi trưởng thành. Gần như tất cả những người có bệnh lý này sẽ xuất hiện UT DTT trong cuộc đời của họ, và phần lớn xảy ra trước tuổi 45.Hội chứng Lynch – Hội chứng Lynch cũng là một bệnh di truyền làm tăng nguy cơ UT ĐTT. Bệnh này hay gặp hơn FAP, gặp ít nhất 1/20 cas UT ĐTT. Khoảng 70% những người có hội chứng Lynch sẽ xuất hiện UT ĐTT ở tuổi 65 hoặc sớm hơn. Người có hội chứng Lynch cũng có nguy cơ cho những loại ung thư khác, bao gồm ung thư tử cung, dạ dày, bang quang, thận và buồng trứng.Có một số bệnh di truyền hiếm gặp khác cũng làm tăng nguy cơ UTĐTT.Nếu trong gia đình có người mắc bất kỳ bệnh nào kể trên các thành viên nên làm xét nghiệm tìm bất thường về gen.
Những người có yếu tố nguy cơ cần tiến hành sàng lọc để sớm phát hiện ung thư đại trực tràng
3.2 Tiền sử gia đình hoặc cá nhân có UTDTT hoặc polyp
Những người có UTĐTT trước đây có nguy cơ cao xuất hiện UTĐTT mới. Những người có polyp tuyến trước tuổi 50 cũng có nguy cơ tăng lên xuất hiện UTĐTT.
Trong gia đình có thành viên (bố, mẹ, anh chị em ruột hoặc con) bị UT ĐTT hoặc polyp tuyến đại trực tràng thì thành viên trong gia đình được coi là có nguy cơ cao của UTĐTT. Nguy cơ có thể tăng lên phụ thuộc vào số người trong gia đình và độ tuổi được phát hiện ung thư hoặc polyps.
3.3 Bệnh ruột viêm – Inflammatory bowel disease ( IBD)
Những người có bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng có nguy cơ tăng lên của ung thư đại trực tràng. Mức độ nguy cơ phụ thuộc vào mức độ viêm và thời gian bị bệnh. Viêm toàn bộ đại tràng và khoảng thời gian bị bệnh từ 10 năm liên quan đến có nguy cơ cao hơn của UTĐTT.
4. Thói quen sống
Có vài thói quen sống cũng được coi là làm tăng nguy cơ xuất hiện UT ĐTT. Bao gồm:
Chế độ ăn nhiều chất béo, ăn nhiều thịt có màu đỏ và ít chất xơ
Thói quen sống ngồi nhiều, ít vận động
Hút thuốc lá
Sử dụng rượu bia
Béo phì
Thay đổi những yếu tố nguy cơ này có thể giúp làm giảm nguy cơ UTĐTT, hơn nữa sẽ cải thiện tình trạng sức khỏe chung. Mặc dù vậy sự xuất hiện các yếu tố nguy cơ này không ảnh hưởng đến sự khuyến cáo khi nào bắt đầu sàng lọc UTĐTT.
Lối sống không lành mạnh làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng
5. Các yếu tố có thể làm giảm nguy cơ
Thay đổi chế độ ăn, tăng cường tập thể dục, ngừng sử dụng rượu bia và hút thuốc lá có thể giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện ung thư đại trực tràng. Sử dụng aspirin trong phòng ngừa bệnh tim mạch cũng có thể làm giảm nguy cơ của ung thư đại trực tràng.
Để biết thêm thông vui lòng liên hệ với Nhà thuốc Hapu qua số hotline 0923 283 003 hoặc truy cập vào website https://nhathuochapu.vn để được hỗ trợ tư vấn 24/7
Bài viết Sàng lọc ung thư đại trực tràng (UTDTT) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày NHÀ THUỐC HAPU.
from NHÀ THUỐC HAPU https://ift.tt/fFiE8Bn
via IFTTT
Nhận xét
Đăng nhận xét