Ung thư phúc mạc là gì? nguyên nhân, điều trị bệnh nhân sống bao lâu?

Ung thư phúc mạc là một bệnh ung thư hiếm gặp. Bệnh ung thư phúc mạc thường phát hiện ở giai đoạn nặng vì các triệu chứng không rõ ràng ở giai đoạn sớm, khó chẩn đoán.

Để tìm hiểu xem ung thư phúc mạc là gì, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị bệnh như thế nào, bệnh nhân ung thư sống được bao lâu hãy cùng Nhà thuốc Hapu tim hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Phúc mạc là gì?

Phúc mạc là một lớp thanh mạc liên tục, che phủ mặt trong thành bụng và bọc lấy tất cả các tạng thuộc ống tiêu hóa và một số tạng khác ở trong ổ bụng. Phúc mạc bao gồm lá thành, lá tạng và lá trung gian (mạc nối, mạc treo, dây chằng).

Ung thư phúc mạc là gì

Ung thư phúc mạc được chia thành 2 loại là ung thư phúc mạc nguyên phát và ung thư phúc mạc thứ phát – ung thư di căn phúc mạc..

Ung thư  nguyên phát là loại ung thư rất hiếm gặp, chúng được hình thành trong lớp tế bào biểu mô mỏng nằm theo chiều dọc ở thành bên trong bụng. Bệnh có triệu chứng không rõ ràng khi ở giai đoạn đầu, chỉ khi bệnh nhân thấy bất thường đau đớn mới đi khám thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Ung-thư-phúc-mạc-là-gì
Ung-thư-phúc-mạc-là-gì

3. Ung thư phúc mạc nguyên phát

Ung thư phúc mạc nguyên phát rất hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 3% các ung thư ở phúc mạc, là ung thư phát sinh phát triển từ các tế bào ở phúc mạc. Ba thể mô bệnh học hay gặp của ung thư màng bụng nguyên phát bao gồm:

U trung biểu mô phúc mạc ác tính lan tỏa (diffuse malignant peritoneal mesothelioma).

Ung thư biểu mô nhú thanh dịch phúc mạc nguyên phát (primary peritoneal serous papillary carcinoma).

U tế bào tròn nhỏ xơ hóa (desmoplastic small round cell tumor).

4. Ung thư phúc mạc thứ phát

Ung thư phúc mạc thứ phát (secondary peritoneal cancer): Hay còn gọi là ung thư di căn phúc mạc phần lớn thường bắt đầu từ ung thư nguyên phát ở các tạng trong ổ bụng, sau đó di căn đến phúc mạc. ung thư cổ tử cung (46%), ung thư dạ dày (14%), ung thư tụy (9%), ung thư đại-trực tràng (7%)…. Các ung thư ngoài ổ bụng di căn đến phúc mạc chiếm khoảng 10%, chủ yếu gồm ung thư vú (41%), ung thư phổi (21%) và ung thư hắc tố (9%).

Tế bào ung thư có thể di căn đến phúc mạc theo 4 con đường chính:

(a) xâm lấn trực tiếp;

(b) di căn theo đường bạch huyết;

(c) di căn theo đường máu;

(d) gieo rắc tế bào ung thư tự do vào phúc mạc.

5. Các triệu chứng của bệnh ung thư phúc mạc

Các biểu hiện của bệnh ung thư phúc mạc thường không xuất hiện rõ ràng và khó phát hiện. Sang đến các giai đoạn sau triệu chứng bệnh tăng dần và bệnh nhân có thể cảm nhận được chúng. Cụ thể như sau:

Bụng chướng và phình to lên;

Bụng đau âm ỉ, cơn đau dần lan ra khắp ổ bụng;

triệu-chứng-ung-thư-phúc-mạc
triệu-chứng-ung-thư-phúc-mạc

Sụt cân nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân;

Chán ăn, ăn có cảm giác nhanh no;

Buồn nôn;

Cơ thể uể oải, mệt mỏi thiếu sức sống;

Sốt cao.

Khi đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa sẽ quan sát được các triệu chứng tổn thương bên trong bao gồm:

Sờ nắn thấy có khối u cứng ở thành bụng;

Tràn dịch màng bụng: dịch có thể có màu vàng hoặc dịch máu, thường sẽ là dịch tiết;

Thống kê cho thấy có khoảng 25% tỷ lệ các ca bệnh được chẩn đoán mắc ung thư phúc nguyên phát có sự hiện diện của các tế bào ác tính ở trong dịch ổ bụng;

Dịch ổ bụng có nồng độ Canxi và LDH rất cao;

Phúc mạc có dấu hiệu tấy đỏ, sưng và có nhiều vi huyết quản;

Thâm nhiễm phúc mạc: nội soi cho ra hình ảnh các nối lớn cứng, dày, xù xì, các mảng nằm trên phúc mạc tạng và phúc mạc thành bị thâm nhiễm;

Xuất hiện các nốt hạt nhỏ, sần, màu trắng đục, có các loại kích thích to nhỏ khác nhau, sần sùi ở trên các mạc nối, quai ruột và trên phúc mạc thành

6. Làm sao để chẩn đoán bệnh?

Rất khó để chẩn đoán, kể cả ung thư phúc mạc nguyên phát và thứ phát trong giai đoạn đầu vì không có triệu chứng rõ ràng, đặc hiệu. Bên cạnh khai thác triệu chứng và tiền sử, các xét nghiệm có thể được chỉ định để để chẩn đoán ung thư phúc gồm:

Xét nghiệm dịch ổ bụng: có tác dụng hỗ trợ phát hiện tế bào ung thư tự do có trong dịch ổ bụng;

– Siêu âm ổ bụng: kỹ thuật này thường không giúp quan sát rõ những tổn thương có kích thước nhỏ ở phúc mạc. Tuy nhiên siêu âm ổ bụng lại khá hữu ích trong trường hợp phát hiện tràn dịch ổ bụng và các tổn thương ở tạng như lạch, hạch, gan hoặc khối u di căn trong ổ bụng;

– Nội soi ổ bụng sinh thiết: phương pháp nội soi ổ bụng giúp cho ra hình ảnh trực tiếp của khoang phúc mạc, sinh thiết là để lấy mô bệnh đem đi xét nghiệm tìm tế  bào ung thư.  Mặc dù biện pháp này có giá trị nhất  định trong công tác chẩn đoán xác định ung thư phúc mạc nhưng đây lại là một kỹ thuật xâm lấn, có khả năng gây tai biến;

– Chụp cắt lớp vi tính đa dãy MSCT: chụp cắt lớp vi tính thường có hiệu quả trong việc chẩn đoán tràn dịch ổ bụng và tổn thương ở những vị trí khác, ngoài ra còn giúp phát hiện ra các đặc điểm là dấu vết của ung thư di căn phúc mạc  như:

– Thành phúc mạc dày lên và mức độ ngấm thuốc tăng;

– Mạc treo bện xoắn thành từng đám, dày hình nếp gấp, hình sao hoặc thành đám lớn;

– Hình ảnh bánh mạc nối;

– Các nốt hoặc các dải, các mảng tỷ trọng mô mềm;

– Thành ruột có dấu hiệu dày hơn và xuất  hiện thương tổn dạng nốt

Kỹ thuật MDCT thường phát hiện rất tốt những tổn thương có kích thước từ 5mm trở lên (89%), nhưng với các tổn thương nhỏ hơn 5mm thì độ nhạy khá thấp (43%);

– Chụp cộng hưởng từ MRI: giúp phát hiện các thương tổn kích cỡ trên 1cm và hiệu quả tương đương phương pháp chụp MSCT. Đồng thời, chụp CT khi  gia tăng độ khuếch tán có tác dụng tăng cơ hội phát hiện những tổn thương dưới 1cm nằm trên phúc mạc, đặc biệt là ở những khu vực mà chụp MSCT khó phát hiện ra như: thành ruột non, dây chằng Treiz  hoặc rốn gan;

– Chụp PET/CT: phương pháp chẩn đoán hình ảnh này nếu so với MSCT thì có độ nhạy cao hơn, tuy nhiên độ đặc hiệu trong việc phát hiện các thương tổn ở phúc mạc thì lại tương đương.

Sinh thiết.

Chọc dịch: Trong trường hợp không phẫu thuật lấy được tế bào để sinh thiết hoặc do cổ trướng căng to có thể chọc lấy dịch bụng để soi kính hiển vi.

7. Các phương pháp điều trị 

Ung thư phúc mạc nguyên phát được điều trị như ung thư buồng trứng. Phương pháp điều trị ung thư nguyên phát và thứ phát cho mỗi bệnh nhân khác nhau phụ thuộc giai đoạn bệnh, kích thước và vị trí khối u cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Phương pháp điều trị cụ thể bao gồm:

Phẫu thuật phúc mạc (ổ bụng)

Phẫu thuật thường là bước đầu tiên, bác sĩ sẽ cố gắng cắt bỏ tất cả các tổn thương nhìn thấy được. Đồng thời, buồng trứng, ống dẫn trứng và tử cung và các mô và cơ quan khác cũng có thể bị cắt bỏ phụ thuộc vào tình trạng bệnh.

Phẫu thuật cắt giảm u (cytoreductive surgery – CRS) được định nghĩa bởi Paul Sugarbaker, xác định mục tiêu của kỹ thuật là loại bỏ tất cả các tổn thương nhìn thấy được trong ổ bụng và tiểu khung. Cắt bỏ phúc mạc (Peritonectomy) nhằm loại bỏ ung thư trên bề mặt phúc mạc, hướng tới mục tiêu là loại bỏ triệt căn các khối u . Phẫu thuật cắt giảm u hiện được chỉ định trong ung thư biểu mô di căn phúc mạc nguyên phát từ đại trực tràng, dạ dày, buồng trứng, ruột thừa, u trung biểu mô ở phúc mạc

Hóa trị liệu:

Bệnh nhân có thể được điều trị hóa trị để teo nhỏ khối u trước khi cắt bỏ hoặc sử dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.

Hóa trị trong phúc mạc và hóa trị toàn thân tiền phẫu (neoadjuvant intraperitoneal and systemic chemotherapy – NIPS). Có tác dụng làm giảm khối lượng u, tạo điều kiện cho CRS và hóa chất trong phúc mạc nhiệt độ cao.

– Hóa chất trong phúc mạc nhiệt độ cao (hyperthermic intraperitoneal chemotherapy – HIPEC) được sử dụng ngay sau khi thực hiện CRS. Một số loại hóa chất tăng hiệu quả khi kết hợp với tăng thân nhiệt nhẹ (khoảng 41 – 43°C).

– Hóa chất trong phúc mạc được thực hiện trong 3 – 5 ngày sau phẫu thuật được gọi là hóa trị trong phúc mạc sau phẫu thuật sớm (early postoperative intraperitoneal chemotherapy – EPIC).

– Hóa chất trong phúc mạc tiếp sau phẫu thuật (sequential postoperative intraperitoneal chemotherapy – SPIC). Củng cố kết quả của CRS bằng cách thêm các chu kỳ hóa trị trong phúc mạc sau phẫu thuật.

Phác đồ dùng thuốc hóa trị liệu

Các hóa chất ức chế sự nhân lên của tế bào ung thư, tác động vào các giai đoạn khác nhau của tế bào ung thư. Đa hóa trị liều để điều trị. Các hóa chất có thể dùng: cisplatin hoặc carboplastin, doxorubuxin, 5 FU và hoặc paclitaxel.

Cisplatin:

Liều dùng: người lớn: 90-270mg/m2 pha với nước muối sinh lí, dùng cho tiêm màng bụng.

Chống chỉ định: dị ứng với thuốc, suy thận, suy tủy xương, tổn thương thính giác.

Độc tính: với thận, ốc tai, tủy xương, nôn buồn, nôn, viêm đa dây, đa rễ thần kinh. Hoặc dùng carboplastin (ít độc hơn cisplatin) hoặc oxaliplatin. Liều dùng: 360mg/m2 tiêm tại chỗ hoặc 300mg/m2 phối hợp với hóa chất khác truyền tĩnh mạch hoặc tiêm tại chỗ.

Doxorubicin (Adriamycin, Rubex):

Liều dùng: 60-75mg/m2 truyền tĩnh mạch hoặc 20-30mg/m2/ngày truyền liên tục 2-3 ngày.

Chống chỉ định: dị ứng với thuốc, bệnh lí cơ tim, suy tim, suy tủy xương.

Độc tính: rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm mạch, nôn buồn nôn, suy tủy xương, …

5FU (Fluorouracil):

Liều dùng: 400-600mg/m2 X 2-5 ngày truyền tĩnh mạch.

Chống chỉ định: suy gan, suy thận, suy tủy, loét đường tiêu hóa.

Độc tính: suy tủy, rối loạn tiêu hóa, loét miệng họng, …

Paclitaxel (Taxol):

Liều dùng: 175mg/m2 truyền tĩnh mạch trong 3 giờ.

Tương tác thuốc: khi dùng phối hợp với cisplatin làm tăng độc tính tủy xương.

Chống chỉ định: viêm dây thần kinh ngoại biên, suy gan, thận, tủy xương và bệnh lí tim mạch.

Độc tính: viêm dây thần kinh ngoại biên, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy tủy, huyết khối, …

Áp dụng cụ thể

Công thức:

Cisplatin hoặc carboplastin hoặc oxaliplatin + Doxorubicin + 5 FU.

Carboplastin hoặc cisplatin hoặc oxaliplatin ngày thứ nhát + paclitaxel.

Liệu trình:

3-4 tuần/đợt điều trị, thường điều trị 6 đợt.

Điều trị tiếp tục 3 đợt hóa chất khi cổ trướng đã hết.

Ngừng điều trị khi bệnh nhân không đáp ứng điều trị.

Đường dùng:

Đường tại chỗ (tiêm vào màng bụng): dùng chế phẩm platin gồm: cisplatin, carboplastin, oxaliplatin thường dùng ngày thứ nhất.

Đường toàn thân (truyền tĩnh mạch): tất cả các hóa chất trên, tuy nhiên cisplatin và carboplastin truyền TM thì độc tính thận rất cao, thường truyền ngày thứ 2, 3, 4.

Liệu pháp trúng đích:

Sử dụng thuốc hướng mục tiêu như các thuốc kháng thể đơn dòng, các chất ức chế PARP (poly-ADP ribose polymerase) ngăn chặn quá trình sửa chữa ADN, các thuốc ức chế tạo mạch ngăn chặn sự phát triển của mạch máu trong khối u.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ website: https://nhathuochapu.vn/

Bài viết Ung thư phúc mạc là gì? nguyên nhân, điều trị bệnh nhân sống bao lâu? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày NHÀ THUỐC HAPU.



from NHÀ THUỐC HAPU https://ift.tt/a46KUbB
via IFTTT

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin bạn cần biết về trật khớp cổ chân

Tìm hiểu về bệnh ung thư nào có tỷ lệ sống sót thấp nhất ?

Tổng quan về nguyên nhân, triệu chứng ung thư phổi di căn não