Bài đăng

Triệu chứng ở giai đoạn muộn của bệnh ung thư gan

Hình ảnh
Ung thư gan là bệnh lý có diễn biến âm thầm và khó nhận biết ở những giai đoạn sớm. Theo thống kê, đa số bệnh nhân ung thư gan được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn cuối, các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn cuối chỉ trở nên rõ ràng khi khối u đã phát triển. 1. Triệu chứng ở giai đoạn muộn của ung thư gan 1.1 Mệt mỏi, sút cân Mệt mỏi là phản ứng thường gặp của cơ thể khi bị ung thư gan và đặc biệt ở tình trạng ung thư gan giai đoạn cuối. Mặc dù bạn không làm bất kì công việc nặng nào nhưng bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, bạn mất đi khả năng lao động. Bên cạnh đó, sự suy nhược của cơ thể cũng khiến người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối bị sụt cân nhanh chóng, thường thì khoảng 5-6 kg trong vòng 1 tháng, có người sụt nhanh hơn. 1.2. Rối loạn tiêu hóa Khi chức năng gan suy giảm, cơ thể bạn và đặc biệt là hệ tiêu hóa sẽ suy giảm chức năng của mình. Hệ tiêu hóa sẽ thường xuyên bị rối loạn và bạn cũng sẽ thường xuyên mắc những chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như táo bón, tiêu c...

Ung thư ảnh hưởng thế nào tới cuộc sống gia đình bạn?

Hình ảnh
Việc hiểu rõ về những thay đổi tiềm ẩn trong các mối quan hệ khi điều trị ung thư có thể giúp người bệnh kiểm soát được cảm xúc, sự kỳ vọng của bản thân để chiến thắng bệnh tật. 1. Ung thư ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân như thế nào? Trong quãng thời gian khó khăn này, cuộc sống hôn nhân sẽ bị thử thách rất nhiều cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Bầu không khí chung lúc này là những cảm giác buồn bã, lo lắng, giận dữ hay thậm chí là tuyệt vọng. Một số thay đổi trong cuộc sống vợ chồng mà có thể cảm thấy được: Vai trò và trách nhiệm Đối với cặp vợ chồng có một trong hai người bị mắc ung thư thì người kia sẽ phải chịu trách nhiệm gánh vác việc nhà và phải làm việc chăm chỉ hơn. Thêm vào đó, họ còn phải chăm sóc người bệnh tại nhà hoặc bệnh viện thường xuyên. Nếu chồng hoặc vợ không quen với vai trò là người chăm sóc thì gánh nặng công việc và sự lệ thuộc của bạn có thể khiến người ấy cảm thấy mệt mỏi, thất vọng và bực bội. Nhiều bệnh nhân do tâm lý lo sợ người thân biết về bệnh trạ...

Sàng lọc ung thư đại trực tràng (UTDTT)

Hình ảnh
Mục đích đầu tiên của sàng lọc ung thư đại trực tràng (UTDTT) là để tránh tử vong do UTDTT. Các test sàng lọc có thể giúp cho việc tìm ra UT ở giai đoạn sớm và giai đoạn có thể cứu chữa được. Việc sàng lọc cũng giúp phòng tránh được ung thư bằng việc tìm ra và xác định các tổn thương tiền ung thư và điều trị loại bỏ những tổn thương này trước khi chúng tiến triển thành ác tính. Người lớn nên tiến hành sàng lọc ung thư bắt đầu ở tuổi 50 hoặc sớm hơn tùy thuộc vào yếu tố nguy cơ của họ. Có một số test dùng để sàng lọc, mỗi test đều có mặt thuận lợi và không thuận lợi. Test phù hợp nhất lựa chọn dựa trên biểu hiện của bệnh nhân và yếu tố nguy cơ xuất hiện UTĐTT của họ. 1. Tại sao cần sàng lọc ung thư đại trực tràng (UTDTT) Phần lớn UTĐTT phát triển từ polyp tiền ung thư. Các polyp phát triển từ lớp niêm mạc đại tràng. Polyp có thể được xác định bằng nội soi ( nội soi đại tràng or nội soi sigma), hoặc CT colonography. Và có thể tiến hành sàng lọc đơn giản ban đầu bằng xét nghiệm phân. ...

Nuốt nghẹn – Dấu hiệu khối u ung thư thực quản đã phát triển

Hình ảnh
Ở giai đoạn sớm, ung thư thực quản thường ít xuất hiện các triệu chứng. Tuy nhiên, khi khối u phát triển lớn hơn, biểu hiện cũng sẽ rõ ràng hơn. Đặc biệt, đa số các bệnh nhân ung thư thực quản đều có biểu hiện khó nuốt, khi nuốt bị nghẹn. 1. Nuốt nghẹn (khó nuốt) là gì? Khó nuốt là một thuật ngữ y khoa chỉ sự khó khăn khi thực hiện hành động nuốt. Triệu chứng này thường do bệnh lý ở vùng thực quản hoặc bệnh lý ở vùng hầu họng hoặc do sự chèn ép vào thực quản cũng gây ra. Do đó có rất nhiều nguyên nhân gây ra khó nuốt theo đó cũng rất nhiều, trong đó có ung thư thực quản. Mức độ khó nuốt cũng khác nhau ở mỗi người và ở mỗi giai đoạn của bệnh. Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể nuốt thức ăn qua thực quản một cách nhẹ nhàng kèm cảm giác đau khi nuốt. Khi tình trạng bệnh nặng hơn, khi thức ăn rắn và cả chất lỏng khi qua thực quản đều có thể gây nôn, bệnh nhân không ăn uống được. Nuốt nghẹn có thể xuất hiện cùng lúc với các triệu chứng khác như cảm giác buồn nôn, nôn, ho, khó thở. 2. Ung ...

Những phương pháp điều trị ung thư biểu mô tế bào gan hiện nay

Hình ảnh
Ung thư gan, chủ yếu là ung thư biểu mô tế bào gan (UTTBG) là một trong những loại ung thư thường gặp nhất trên thế giới. Tỷ lệ mới mắc ước tính hàng năm khoảng 500.000-1.000.000 người, tỷ lệ tử vong khoảng 600.000 ca trên toàn cầu Trong 2 thập kỷ gần đây, điều trị ung thư tế bào gan (UTTBG) ở trên thế giới đã có những bước phát triển giúp thay đổi nhiều tiên lượng của căn bệnh này. 1. Phẫu thuật cắt gan Phẫu thuật cắt gan là lựa chọn tối ưu cho các trường hợp UTTBG còn chỉ định phẫu thuật, với một chức năng gan tốt. Nhờ những tiến bộ về kỹ thuật cầm máu và gây mê hồi sức, phẫu thuật cắt gan được thuận lợi và ít biến chứng hơn so với trước đây. Thậm chí đối với những trường hợp u gan kích thước lớn trên 10cm, phẫu thuật cũng có thể đem lại kết quả tốt mà an toàn. Cắt gan thuỳ phải hoặc thuỳ trái mở rộng cũng có thể được thực hiện trên một nền gan xơ nếu xét thấy dự trữ chức năng gan còn lại tốt. U gan đa ổ hoặc có xâm lấn mạch máu ở các tĩnh mạch trong gan có liên quan đến tiên lượn...

Táo bón ở bệnh nhân ung thư

Hình ảnh
Táo bón là khi bạn đi đại tiện không thường xuyên, phân có thể cứng, khô và khó đi ngoài. Bạn cũng có thể có triệu chứng đau co thắt dạ dày, chướng bụng và buồn nôn khi bị táo bón. Các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị có thể gây táo bón. Một số loại thuốc (chẳng hạn như thuốc giảm đau), thay đổi chế độ ăn uống, không uống đủ chất lỏng và ít vận động cũng có thể gây táo bón. Táo bón gây cảm giác khó chịu cho người bệnh, trường hợp nặng có thể dẫn đến tắc ruột phải can thiệp bằng phẫu thuật. Dự phòng táo bón sẽ dễ dàng và có lợi hơn là điều trị các biến chứng của nó. Táo bón ở bệnh nhân ung thư Thực hiện các bước sau để ngăn ngừa hoặc điều trị táo bón Ăn thực phẩm giàu chất xơ. Thêm cám vào thực phẩm như ngũ cốc hoặc sinh tố là một cách dễ dàng để có thêm chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn. Tư vấn bác sĩ dinh dưỡng về chế độ ăn của bạn cần bao nhiêu gram chất xơ mỗi ngày. Nếu bạn đã từng bị tắc ruột hoặc phẫu thuật đường ruột, bạn không nên ăn chế độ ăn nhiều chất xơ.Uống ...

Chế độ ăn và lối sống – Mối liên quan đến ung thư

Hình ảnh
Tùy theo mỗi loại ung thư mà có những nguyên nhân riêng biệt. Một tác nhân sinh ung thư có thể gây ra một số loại ung thư và ngược lại một loại ung thư có thể do một số tác nhân khác nhau. Có 3 nhóm tác nhân chính gây ung thư: vật lý, hoá học và sinh học. 1. Tình hình ung thư hiện nay Ước tính vào năm 2018, thế giới có 18.1 triệu lượt mắc và 9.6 triệu lượt tử vong vì bệnh ung thư. Số người trên toàn cầu sống sót sau 5 năm kể từ khi phát hiện là 43.8 triệu (GLOBOCAN 2018 – dự án của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế). Việt Nam đứng top 2 thế giới về tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới ( WHO) 2014, mỗi năm Việt Nam có 200.000 ca ung thư mắc mới và 70.000 người tử vong vì ung thư. Tại sao lại như vậy? Làm thế nào để giảm được tỷ lệ mắc ung thư ? Đây là một vấn đề nan giải đối với ngành y tế. Để giải quyết được vấn đề đó, các nhà khoa học vẫn đang đi sâu vào việc nghiên cứu để tìm hiểu được các nguyên nhân gây ung thư. Hiện nay, chúng ta đã biết có rất nhiều...